Chiến thuật làm bài “Matching Information”

Dạng bài “Matching Information” (Nối thông tin) trong IELTS Reading

Dạng bài Matching Information yêu cầu thí sinh phải chỉ ra vị trí xuất hiện của 1 mẩu thông tin bất kì do đề bài đưa ra (Chỉ ra thông tin ấy thuộc đoạn/phần nào)

Các thông tin mà đề bài cho có thể không phải là thông tin chủ đạo của đoạn, và có thể gồm các loại: a fact, a reason, a definition, an example, … chứ không được nhắc lại cụ thể.

Lưu ý:

  • Sẽ có những đoạn văn chưa nhiều hơn 1 thông tin, và những đoạn văn không chứa thông tin bài đưa ra.
  • Câu hỏi sẽ không theo trình tự bài đọc
  • Thông tin mà chúng ta cần xác định không chỉ là một chi tiết hay một câu mà còn có thể trải dài khắp toàn đoạn.

Các bước làm dạng bài “Matching Information” (Nối thông tin)

B1. Đọc các câu của đề bài để xác định từ khóa và đối tượng được hỏi

Nhờ vào các từ khóa của câu hỏi, chúng ta sẽ dễ dàng xác định được vị trí có khả năng xuất hiện thông tin đó. Còn việc xác định đối tượng đang được hỏi đến, và từ đó dự đoán trước các dấu hiệu nhận biết của đối tượng đó sẽ giúp xác nhận đáp án một cách chính xác nhất.

Ví dụ: nếu thông tin mà đề bài nói tới là “a reason/reasons” thì khi đọc chúng ta sẽ cần chú ý các cụm liên quan đến lí do, hoặc nguyên nhân – kết quả, hoặc nhắm tới các đoạn văn có ý nói tương tự vậy.

Dạng Matching Information vốn dĩ là một dạng câu hỏi rất khó nhằn, đề bài nhắm tới một thông tin cụ thể nhưng lại nhắc đến rất mơ hồ, nên sau khi đọc và phân tích câu hỏi, thí sinh hoàn toàn có thể chuyển tới các câu hỏi khác làm trước, rồi quay lại làm dạng này sau cùng khi đã nắm được đại khái một vài chi tiết, nội dung hay trình tự của bài đọc. Việc đó sẽ giúp tiết kiệm thời gian tìm thông tin rất nhiều.

B2. Xác định các vị đoạn văn có thể có câu trả lời

Scan bài đọc để tìm các từ khóa đã được xác định, đánh dấu các vị trí ấy trước khi tiến hành đọc .

Do các thông tin của dạng Matching Information không được gợi ý cụ thể, nên lượng từ khóa sẽ bị giới hạn và cũng có thể là các từ khóa chung của nhiều đoạn, nên thí sinh sẽ có lúc phải định vị đáp án giữa nhiều đoạn văn.

B3. Đọc kỹ, loại đi đáp án sai và xác nhận đáp án đúng

Như đã nói ở trên, thông tin chúng ta cần xác định có khả năng là một chi tiết nhỏ, không phải ý chính của đoạn, hoặc cũng có thể trải dài qua nhiều câu văn. Vậy nên cần phải đọc kỹ để hiểu đoạn và xác định được từng đối tượng (examples, reasons, fact, …) xuất hiện trong đoạn ấy là gì.

Các bạn hãy nhớ rằng cần tránh việc tìm từng từ một mà nên xác định dựa trên ý hiểu mà mình đã nắm được từ việc đọc kỹ, các từ ngữ đơn lẻ sẽ có khả năng cao là thông tin gây nhiễu hoặc bẫy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn